Dành cho mẹ, Mẹ và bé

Mẹ không có sữa sau sinh do đâu? Cách gọi sữa về nhanh nhất

Tình trạng không có sữa sau sinh hay sữa chưa xuống làm cho không ít bà mẹ lo lắng, hoang mang, loay hoay tìm cách gọi “sữa về”.

Vậy mẹ không có sữa sau sinh do đâu? Cách gọi sữa về nhanh nhất là gì? Hãy tham khảo những chia sẻ trong bài viết sau của Cẩm nang đẹp khỏe để biết nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng không có sữa sau sinh một cách hiệu quả. Điều này giúp bé yêu có thể nhận được nguồn dưỡng chất quý giá trong thời gian sớm nhất.

1 Nguyên nhân khiến mẹ không có sữa sau sinh

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất nên việc không có sữa sau sinh khiến nhiều bà mẹ lo lắng.

Không có sữa sau sinh hay ít sữa sau sinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau khiến lượng sữa không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ.

1.1 Căng thẳng kéo dài

me-khong-co-sua-sau-sinh-cach-goi-sua-ve-nhanh-nhat

Nếu người mẹ có cuộc sống bận rộn, nhiều lo lắng, áp lực từ công việc nhiều gây căng thẳng, stress sẽ là yếu tố dẫn đến cơ thể không tiết sữa sau sinh làm cho không có sữa cho con bú.

Các bác sĩ đã xác định rằng căng thẳng là một trong nguyên nhân chính gây ra vô số chứng bệnh như lo lắng, bệnh tim, trầm cảm và sự sản xuất sữa mẹ diễn ra kém. Phụ nữ sau sinh.

1.2 Mất cân bằng nội tiết tố

me-khong-co-sua-sau-sinh-do-roi-loan-noi-tiet-sau-sinh

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nhỏ nằm dưới yết hầu, có dạng con bướm, đóng vai trò rất quan trọng giúp duy trì sự cân bằng của hormone trong cơ thể. Việc tuyến giáp của người mẹ bị trục trặc sẽ gây mất cân bằng nội tiết tố, dẫn đến lượng sữa tiết ra ít, thậm chí là không có sữa.

Estrogen và progesterone là hai hormone có liên quan đến sự phát triển tuyến vú, thời kỳ dậy thì và khả năng sinh sản của phụ nữ. Prolactin hỗ trợ sự sản xuất sữa trong thời gian mang thai, trong khi oxytocin giúp dòng sữa chảy qua các ống dẫn. Việc thiếu các hormone kể trên do các vấn đề liên quan đến chức năng tuyến giáp hoặc bất kỳ yếu tố nào khác sẽ cản trở quá trình sản xuất sữa mẹ.

1.3 Tác dụng phụ của một số loại thuốc và thảo dược

Việc sử dụng một số loại thuốc và thảo dược trước khi sinh con hay ngay sau khi sinh có thể là tác nhân cản trở quá trình sản xuất sữa mẹ. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng việc dùng thuốc giảm đau trong khi chuyển dạ có thể trì hoãn sự khởi đầu của việc tiết sữa, dẫn đến không có sữa sau sinh. Ngoài ra, các loại thảo mộc như cây xô thơm, lá kinh giới cay (oregano), rau mùi tây và bạc hà cũng được biết là có tác dụng ức chế quá trình sản xuất sữa mẹ.

Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về các loại thuốc theo toa hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác mà bạn có ý định dùng hoặc từng sử dụng khi gần đến ngày sinh. Ngoài ra, sau khi sinh, bạn cũng nên tham khảo ý kiến ​​các chuyên gia y tế hay các chuyên gia dinh dưỡng về những thực phẩm lợi sữa để có đủ sữa cho bé bú.

1.4 Gặp khó khăn khi sinh con

Hormone gây căng thẳng sẽ tăng lên trong các trường hợp sinh khó, sinh mổ, chuyển dạ kéo dài, băng huyết sau sinh… ảnh hưởng trực tiếp tới việc sản xuất sữa mẹ, tình trạng không có sữa sau sinh sẽ xảy ra.

1.5 Liệu pháp tiêm tĩnh mạch

Trong khi sinh nếu mẹ bầu phải tiêm tĩnh mạch sẽ trở thành tác nhân góp phần làm trì hoãn sự khởi đầu của quá trình tiết sữa.

1.6 Mất máu quá nhiều

Phụ nữ khi sinh bị mất máu quá nhiều có thể làm cho tuyến yên nằm trong não bị tổn thương, không còn khả năng kích hoạt sự tiết sữa. Trường hợp mất hơn 500ml máu trong khi sinh trở thành nguyên nhân dẫn đến tình trạng không có sữa sau sinh hoặc sữa chậm về.

1.7 Sinh non

me-khong-co-sua-sau-sinh-do-sinh-non

Những mẹ bầu chuyển dạ sinh non thì các mô tuyến trong vú sẽ không có thời gian đủ để phát triển nên không có sữa sau sinh.

1.8 Sót nhau thai

Sót nhau thai trong tử cung sau khi sinh là nguyên nhân kích hoạt quá trình giải phóng progesterone ngăn chặn sự khởi đầu của việc tiết sữa.

1.9 Đái tháo đường thai kỳ

Insulin là một trong những hormone quan trọng đối với việc sản xuất sữa mẹ. Nồng độ insulin sẽ có sự dao động nếu mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ, tác động đến sự khởi đầu của quá trình tiết sữa.

1.10 Tuổi của người mẹ

Sinh con khi tuổi đã cao cũng là một trong những yếu tố làm cơ thể chậm tiết sữa, sữa ít, thậm chí là không có sữa sau sinh.

2 Yếu tố tác động đến việc gọi sữa về

Cơ thể phụ nữ khi mang thai sẽ sản xuất ra 4 hormone chính là prolactin, cortisol, oxytocin và insulin, đây là 4 loại hormone đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất sữa mẹ.

Trong đó prolactin thúc đẩy cơ thể mẹ sản xuất sữa, nồng độ hormone này tăng lên trong suốt thai kỳ. Thế nhưng, do ảnh hưởng của progesterone ức chế phản ứng của prolactin khi mang thai khiến cơ thể mẹ không sản xuất sữa.

Thông thường, sau khi em bé chào đời, nhau thai đã bong, hormone do nhau thai tiết ra cũng ra khỏi cơ thể thì cơ thể mẹ mới tiết sữa. Yếu tố kích hoạt sản xuất sữa mẹ chính là sự sụt giảm nồng độ progesterone. Vậy nên sau khi sinh một vài ngày, hai bầu vú của sản phụ sẽ trở nên căng tức, núm vú rỉ sữa và đây chính là dấu hiệu cho thấy sữa đã về.

>>> Xem thêm Công dụng tuyệt vời sữa non Tổ yến Goldilac Grow cho trẻ sơ sinh

3 Các cách gọi sữa về nhanh nhất

Thông thường, sữa non đã có sẵn trong bầu vú của người mẹ trong vòng 40 giờ đầu sau sinh. Trong khi đó, phải mất khoảng 2 – 3 ngày, thậm chí là 5 ngày sau sinh, sữa mẹ mới về.

Trong trường hợp sữa mẹ không xuống sau khi sinh ít ngày, bạn không nên buồn bã hay thất vọng. Điều này sẽ chỉ làm tăng nồng độ hormone căng thẳng, gây phức tạp thêm tình hình. Để mau chóng có sữa cho bé bú, mẹ nên áp dụng những cách gọi sữa về sau sinh dưới đây:

3.1 Cho con bú ngay

cac-cach-goi-sua-ve-nhanh-nhat

(Trong vòng từ 2-4 tiếng với mẹ sinh thường, trong vòng 8 – 12 tiếng với mẹ sinh mổ)

Muốn gọi sữa về nhanh, ngay sau khi mẹ và con vệ sinh xong (con được trả về với mẹ), nên cho con bú ngay dù lúc này bầu vú đang rất mềm, có rất ít sữa hoặc chưa có sữa. Động tác mút ti của bé sẽ kích thích các tuyến sữa tiết ra hơn.

3.2 Xoa bóp bầu ngực

cach-sua-ve-nhanh-nhat-xoa-bop-dau-nguc

Lúc mới sinh con sữa chưa về, mẹ dùng tay xoa bóp bầu ngực mỗi bên chừng 10 phút hoặc bạn dùng khăn mềm nhúng nước nóng, vắt ráo và chườm ấm cho bầu ngực.

Lưu ý: lực càng mạnh càng thông được nhiều tia sữa, sau 20-30 phút, bóp đầu ti sẽ thấy sữa tiết ra.

3.3 Nên uống nhiều nước ấm

Để lượng sữa dồi dào, bạn nên chú ý uống đủ nước ấm trong ngày (1,5 – 2 lít/ ngày). Khoảng cách đều đặn giữa các lần uống nước tốt nhất là 4 – 5 lần/ ngày (Lần 1, khoảng 2 ly: lúc ngủ dậy trước khi đi vệ sinh; các lần sau từ 1 – 2 ly cách nửa giờ đến 1 giờ trước bữa ăn và trước khi đi ngủ).

3.4 Âu yếm và ở bên con

cach-goi-sua-ve-nhanh-nhat-au-yem-con

Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy mối liên hệ lớn giữa mẹ và bé với lượng sữa được tiết ra. Theo đó, những hành động như vuốt ve, âu yếm bé sẽ thúc đẩy nồng độ oxytocin và prolactin tăng lên trong cơ thể mẹ.

Cả hai loại hormone này cần thiết cho quá trình sản xuất sữa mẹ. Các bà mẹ cho con bú thường có nồng độ oxytocin và prolactin cao hơn trong máu, thúc đẩy gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé và tạo tâm trạng hưng phấn cho việc tiết sữa.

Một điều thú vị nữa, chỉ bằng hành động massage cho bé và địu con trước ngực có thể giúp các bà mẹ cảm thấy tăng cường giao tiếp cảm xúc với con. Việc ngủ cùng con cũng là thuận lợi để tạo điều kiện mẹ cho bé bú thường xuyên vào ban đêm.

3.5 Duy trì chế độ ăn uống khoa học

cach-goi-sua-ve-nhanh-nhat-duy-tri-an-uong-khoa-hoc

Ngoài tìm những giải pháp cho sữa nhiều thì các mẹ không nên bỏ qua những loại thực phẩm tốt cho việc “gọi sữa về”và cung cấp nguồn vitamin, khoáng chất, các phytoestrogen có tác dụng kích thích sữa về.

Những thực phẩm dành cho các bà mẹ là cà rốt, củ cải, các loại rau có màu xanh đậm, các loại ngũ cốc (yến mạch, lúa mạch), các loại đậu (đậu xanh, đậu lăng), các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều)…

4 Một số bí quyết dân gian gọi sữa về nhanh

4.1 Gọi sữa về bằng lá mít

goi-sua-ve-nhanh-bang-la-mit

Sau sinh hầu như chưa ai có sữa, đặc biệt sinh mổ thì mẹ bầu nào cũng lo lắng vì sữa rất lâu về. Có một cách giúp gọi sữa về vừa nhanh mà sữa lại đặc và thơm đó là dùng lá mít.

Nếu là con trai chuẩn bị 7 lá mít non, con gái thì 9 lá mít non đem rửa sạch, nấu cùng với nước. Đợi khi nước ấm thì nhúng lược vào nước đó rồi chải đều lên bầu ngực từ trên xuống dưới, con trai chải 7 cái, con gái chải 9 cái thì sữa sẽ về ồ ạt như nhựa mít. Sau khi chải xong thì dùng khăn xô nhúng vào nước lá mít vệ sinh đầu ti cho sạch, các cặn bẩn bám trên đầu ti sẽ được lấy đi sạch sẽ và tia sữa được thông dễ dàng.

Nếu muốn hiệu quả hơn thì lấy khoảng 200g lá mít non ngâm muối rồi rửa thật sạch nấu nước uống hàng ngày thay nước thì đảm bảo sữa mẹ sẽ ồ ạt, thơm và đặc.

4.2 Dùng ngọn dứa

goi-sua-ve-nhanh-bang-ngon-dua

Nếu mẹ sau sinh ít sữa, không đủ sữa cho con bú cũng có thể áp dụng bài thuốc từ ngọn lá dứa (ngọn trái thơm) rất hiệu quả.

Dùng 7 ngọn lá dứa non với bé trai, 9 ngọn lá với bé gái, cắt bỏ hết phần xanh chỉ lấy phần trắng băm nhỏ ra nấu cùng thịt nạc hoặc xương rồi cho mẹ uống hết cả nước và ăn cả bã thì đảm bảo sữa mẹ sẽ về ồ ạt, thoải mái cho con ti mà không lo khát sữa, thiếu sữa.

4.3 Ăn các món ăn lợi sữa

cach-goi-sua-ve-nhanh-an-mon-an-loi-sua-cho-me-sau-sinh

Dù bạn dùng cách nào để gọi sữa về sau sinh thì điều quan trọng nhất là bạn cần phải có chế độ ăn hợp lí, giàu dinh dưỡng với các thực đơn lợi sữa, gọi sữa về nhiều như chân giò hầm đu đủ xanh, canh rau đay, rau khoai lang luộc, rau má, rong biển, nộm hoa chuối, rau ngót,… Những món ăn đó vừa giúp mẹ sau sinh có nhiều sữa, sữa đặc lại giàu dưỡng chất để giúp bé phát triển tốt, hấp thu hiệu quả.

Lưu ý muốn không bị mất sữa thì trong bữa ăn hàng ngày các mẹ lưu ý tránh xa một số món như lá lốt, măng, rau ngò, rau mùi tây, lá bạc hà và các thực phẩm có tính cay nóng nhé.

4.4 Uống nước chè vằng

cach-goi-sua-ve-nhanh-uong-nuoc-che-vang

Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng chè vằng có chứa terpenoit, glycosit đắng, flavonoit, nhựa và ancaloit có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm tăng nhanh tái tạo tổ chức, làm mau lành vết thương, thông huyết, điều kinh, đau bụng, hay điều trị đau khớp xương, thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn, cảm hay vàng da. Với phụ nữ sau sinh loại lá cây này cũng là thần dược giúp sản phụ sau sinh chữa sưng vú, viêm tuyến sữa rất hiệu quả. Nước chè vằng nấu uống giúp thanh nhiệt, hoạt huyết, lợi sữa và đắp ngoài để trị viêm tuyến vú, tắc tia sữa.

Tuy đây là loại thảo dược rất tốt nhưng lưu ý là không được uống loại lá này quá đặc và quá nhiều, chỉ nên uống khoảng 20 – 30g chè vằng khô sắc nước uống hàng ngày và mua được chè vằng nơi có nguồn gốc uy tín.

4.5 Trứng + Đường + Muối hấp cách thủy cùng nước rau muống

Rau muống là loại rau quen thuộc với tất cả chúng ta, vào mùa hè mâm cơm chỉ cần có đĩa rau muống luộc hay rau muống xào ăn kèm bát nước canh dầm sấu là ngon hết ý. Nước rau muống kết hợp với Trứng + Đường + Muối hấp cách thủy là mẹo dân gian gọi sữa về nhanh, thơm và đặc cho mẹ mới sinh.

Lấy một môi nước rau muống luộc, một thìa con đường và chút muối (vị sẽ hơi lờ lợ, không ngọt, không mặn), đập vào một quả trứng gà, khuấy đều lên, đem hấp cơm hoặc đun cách thuỷ rồi cho ăn. Bài này có tác dụng bồi bổ rất tốt, phụ nữ Mẹ nhớ chọn dùng rau sạch không bị phun thuốc nhé.

4.6 Uống sữa đặc ông Thọ pha nước ấm

cach-goi-sua-ve-nhanh-uong-sua-dac-ong-tho

Sữa Ông Thọ cũng là một trong những loại thực phẩm giúp mẹ lợi sữa do có chứa nhiều thành phần chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mẹ bỉm sữa như sau: chất đạm, chất béo, carbohydrates.

Đây là những chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết không những giúp mẹ hồi phục sức khỏe sau sinh, mà còn chuyển hóa tới dòng sữa làm tăng chất lượng và số lượng sữa mẹ. Mẹ có thể uống sữa Ông Thọ mỗi ngày khoảng 1-2 ly sữa, pha với nước ấm và nên uống trước khi cho bé bú từ 30-35 phút sẽ giúp cho sữa mẹ về nhanh hơn nhé.

4.7 Sử dụng viên uống lợi sữa Mabio

cach-goi-sua-ve-nhanh-vien-uong-loi-sua-mabio

Là sản phẩm kết hợp từ những nguyên liệu sẵn trong tự nhiên, viên uống lợi Mabio sữa có tác dụng tăng tiết sữa mẹ, cải thiện chất lượng sữa mẹ.

Viên uống lợi sữa Mabio hoạt động bằng cơ chế kích thích sản sinh hormone prolactin, loại hormone này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiết sữa trên cơ thể người mẹ.

Khi prolactin gia tăng, lượng sữa và chất dinh dưỡng trong sữa cũng tăng theo. Đa phần những bà mẹ ít sữa trong giai đoạn cho con bú sau khi dùng đều thừa nhận công dụng và chất lượng của viên uống lợi sữa Mabio là tốt.

Ngoài ra, viên uống lợi sữa Mabio còn hỗ trợ hồi phục sức khoẻ cho phụ nữ sau sinh, cụ thể:

  • Tăng sức đề kháng cơ thể, giảm các bệnh liên quan đến âm đạo.
  • Khơi thông tuyến sữa, giúp sữa về đều hơn.
  • Thải độc, làm mát gan, thanh lọc cơ thể. Nhờ vậy mà chất lượng sữa được cải thiện, sữa mát và đặc hơn.
  • Hỗ trợ thúc đẩy quá trình hấp thụ dinh dưỡng, tăng chất lượng sữa mẹ.
  • Hỗ trợ đào thải sản dịch sau sinh trong thời gian ngắn.
  • Hỗ trợ lấy lại vóc dáng, giảm lượng mỡ thừa trên cơ thể. Đây là một trong những công dụng rất nhiều mẹ quan tâm, bởi sau mỗi chu kỳ sinh nở cơ thể người mẹ thường xấu đi so với trước khi sinh.

>>> Xem chi tiết Viên uống lợi sữa Mabio có thực sự kích sữa tràn trề, sánh mịn không?

5 Kết luận

Hy vọng với thông tin trên sẽ giúp hiểu rõ mẹ không có sữa sau sinh do đâu? Cách gọi sữa về nhanh nhất. Chúc các mẹ thành công!